Tiến sĩ Lê Thẩm Dương là ai? Vị tiến sĩ “gây cười”

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương là một trong những vị tiến sĩ có sức ảnh hưởng lớn với cộng đồng mạng không kém một ngôi sao showbiz. Bởi lối giảng dạy hài hước, vui nhộn nhưng không kém phần sâu sắc và ý nghĩa.

Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng cái tên Lê Thẩm Dương được nhắc đến như một thương hiệu giảng dạy uy tín và chất lượng. Trong đó, lối dẫn dắt của ông mang động lực và truyền cảm hứng tích cực đến nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu tiến sĩ Lê Thẩm Dương là ai? Và ở ông có những nét riêng biệt, độc đáo nào?

Thông tin về tiến sĩ Lê Thẩm Dương

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương sinh ngày 1/6/1960, quê gốc ở Hải Phòng nhưng sinh ra ở Phú Thọ. Ông tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc dân ngành tín dụng của Khoa Ngân hàng, sau đó tiếp tục học lên thạc sĩ và tiến sĩ tín dụng. Hiện nay, tiến sĩ Lê Thẩm Dương đang công tác tại trường  Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh và giữ chức vụ Trưởng khoa Quản trị kinh doanh.

Ông tham gia giảng dạy trực tiếp tại Trường ĐH Ngân hàng và các ngân hàng lớn như: Vietcombank, BIDV, Viettinbank… Ngoài ra, ông còn được thỉnh giảng tại các Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ, Học viện Kent, trung tâm CPE Đà Nẵng, ImPak…

Ngoài ra, ông còn giữ vai trò quan trọng trong các tập đoàn lớn như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Khatoco Khánh Hòa… Tham gia tư vấn tại Báo Tuổi trẻ, Hoàng Anh Gia Lai, Mai Linh… và thường xuyên trả lời trực tuyến trên Tuổi Trẻ online và Thanh niên online…

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương và những điều tạo nên sự khác biệt

Hiện nay, có một số bạn trẻ vẫn chưa biết đến tiến sĩ Lê Thẩm Dương là ai, bởi ông chuyên giảng dạy bên lĩnh vực tài chính, kinh tế. Thế nhưng, dần dần những câu nói về các chủ đề trong cuộc sống, hôn nhân, công việc đã tạo nên điểm nhấn trong các bài giảng và cũng là điểm khác biệt giúp hình ảnh của ông nhanh chóng lan tỏa đến nhiều người.

Ngôn ngữ giảng dạy thường mang phong cách giản dị, bình dân chính là yếu tố tạo nên sự gần gũi giúp nhiều người có cái nhìn thân thiện. Đặc biệt, là những câu nói mang đậm hình ảnh của con người ông như: “Khác biệt đừng để dị biệt”, “Cái gì mình ngu hãy biến nó thành phong cách”, “Chỉ nói về thất bại của mình khi đã thành công trở lại”, “Khôn đi với ngoan, đừng khôn mất dạy”.

“Mọi chuyện đều là chuyện nhỏ chỉ có lấy vợ là chuyện lớn”, “Cuộc sống khó hơn bạn nghĩ nhưng nó không khó nếu như bạn tư duy”, ”Nếu không làm cho mẹ chồng yêu hãy nhanh chóng làm cho mẹ chồng sợ, đừng cố hòa hợp vô ích”, “ Đời chỉ hoành tráng khi đóng nắp quan tài, chứ không hoành tráng như bạn nghĩ đâu”…

Sau khi xem Quyền lực ghế nóng nhiều người còn biết đến ông như một hiện tượng giải trí. Bởi có thể đây là vị tiến sĩ đầu tiên được đông đảo khán giả xem chương trình không phải vì những người trong giới showbiz mà vì có sự tham dự của ông. Những câu ví dụ bình thường nhưng không tầm thường, cùng với giọng nói khàn khàn, cực kỳ sâu sắc đã tạo ấn tượng đặc biệt với mọi người.

Những ấn phẩm trong sự nghiệp

Ngoài những giáo trình về lĩnh vực tín dụng ngân hàng thì tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã tạo ra những cuốn sách mang giá trị kiến thức và tạo động lực tích cực cho giới trẻ. Trong đó, ấn phẩm “Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công”, “Người truyền cảm hứng”,  “Hồi ký Lê Thẩm Dương” là những tác phẩm mang tính giáo dục, chia sẻ các khía cạnh trong sự nghiệp và đời sống xã hội giúp các bạn có cái nhìn tích cực hơn.

Ngoài ra, cuốn “Cẩm Nang Tuyển Sinh Đại Học – Cao Đẳng 2017” mang những thông tin bổ ích giúp các bạn học sinh định hướng nghề nghiệp và đưa ra lựa chọn thích hợp. Bên cạnh đó, là cuốn” Phân Tích Thị Trường Tài Chính” với những chia sẻ kiến thức về tài chính được biên soạn phù hợp với trình độ và nhận thức trong thị trường tài chính ở nước ta.

 

Nếu những ai chưa biết đến tiến sĩ Lê Thẩm Dương là ai thì đó là một điều thiếu sót. Bởi ngoài việc giảng dạy ngành nghề chuyên môn, ông còn là diễn giả mang đến nhiều kiến thức bổ ích giúp chúng ta định vị được bản thân trong xã hội. Với cách trao truyền tri thức theo phương pháp đổi mới rất được các bạn đón nhận nhiệt tình.

Cách lấy lòng sếp nam – 5 bí quyết mà bạn phải thuộc “nằm lòng”

Trong công việc, chắc chắn nhân viên nào cũng mong nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm từ sếp của mình. Qua đó, cấp trên sẽ giúp đỡ bạn thăng tiến trong công việc. Tuy nhiên, việc này cũng không hề đơn giản để lấy lòng sếp nam, đặc biệt là những vị sếp khó tính, điều này đòi hỏi bạn phải có một quá trình lâu dài để từng bước xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với sếp. Vậy cách lấy lòng sếp nam là gì?

Luôn hoàn thành tốt công việc

Hoàn thành tốt công việc được giao hay thậm chí là vượt ngoài mong đợi, sếp sẽ rất hài lòng và ấn tượng về bạn. Đây cũng là điều đầu tiên bạn cần phải làm để lấy lòng sếp nam. Thông thường, sếp sẽ để ý và quan tâm đến những nhân viên giỏi và luôn hoàn thành tốt kế hoạch đã đặt ra.

Thân thiện và hòa đồng trong công việc

Khi bước vào một môi trường làm việc mới, bạn phải luôn chuẩn bị cho mình một tinh thần cởi mở, chủ động học hỏi và hòa đồng với mọi người. Điều này giúp bạn xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và đặc biệt là với sếp. Hơn thế, việc thân thiện và hòa đồng giúp bạn có nhiều cơ hội để học hỏi tiếp xúc và nâng cao kỹ năng làm việc của mình trong công việc, bạn sẽ nhanh chóng tiến bộ và đó là điều mà các vị sếp luôn mong muốn ở nhân viên của mình.

Luôn luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của sếp

Trong công việc, lắng nghe là một điều rất cần thiết. Việc lắng nghe sẽ giúp bạn biết được sếp đang nghĩ gì, mình phải làm thế nào để khiến sếp hài lòng, qua đó bạn cũng thể hiện một thái độ tôn trọng cấp trên của mình. Vì thế, bạn cần phải thường xuyên trau dồi kỹ năng lắng nghe của mình. Trong những cuộc họp bạn không được ngắt ngang hay chen vào lúc cấp trên đang trình bày, thay vào đó hãy lắng nghe tường tận, nếu có ý kiến phản bác thì hãy để sếp trình bày hết những ý kiến, sau đó sẽ đến lượt bạn đưa ra quan điểm của mình.

Song song với đó, bạn phải học cách tiếp thu những lời mà sếp đã nói. Cấp trên thường rất hài lòng và ưu ái đối với những nhân viên biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến, chuyển ý kiến đó thành hành động áp dụng vào công việc hiện tại của mình. Đối với những cá nhân biết cách tiếp nhận ý kiến của cấp trên, họ thường phát triển và thăng tiến rất nhanh trong công việc. Để làm tốt điều này, khi nhận được những lời góp ý từ sếp, bạn nên ghi chú lại cẩn thận và thường xuyên áp dụng để hạn chế những sai sót có thể xảy ra trong công việc.

Hơn thế nữa, một nhân viên được sếp tín nhiệm là người luôn biết nhận lỗi và sửa sai kịp thời, bên cạnh đó biết cách khắc phục và làm tốt hơn ở những lần kế tiếp.

Năng nổ trong mọi việc

Nếu bạn là một người lười biếng, không chịu học hỏi hoặc thường xuyên phàn nàn và có những thái độ khi chịu khi được sếp giao việc, bạn đã bị mất điểm trầm trọng trong mắt sếp. Thay vào đó bạn nên chủ động làm việc hoặc chủ động nhận những công việc mà cấp trên đề ra, điều đó sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với họ. Một nhân viên được sếp tín nhiệm bao giờ cũng là người năng nổ, chịu khó học hỏi và biết tiếp thu ý kiến của sếp.

Hơn thế, sếp nam luôn ưu ái cho những nhân viên không chỉ hoàn thành tốt trách nhiệm của mình mà còn đảm nhận được nhiều công việc khác. Chẳng hạn, nếu bạn có khả năng ca hát hoặc làm MC, bạn có thể tình nguyện tham gia trong các buổi sinh hoạt hoặc teambuilding của công ty.

Luôn giữ liên lạc với sếp

Sếp là một người mà bạn có thể học hỏi trong công việc lẫn trong cuộc sống. Chính vì thế việc giữ liên lạc thường xuyên với sếp cũng rất cần thiết. Bạn cũng nên trao đổi công việc với sếp tại nhà hoặc giúp đỡ cấp trên những điều mà họ cần. Điều đó sẽ giúp sếp luôn nhớ tới bạn và duy trì được mối quan hệ tốt đẹp trong công việc cũng như trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bạn cứ chủ động liên lạc và hỏi sếp những vấn đề mình không hiểu.  Giữ liên lạc cũng là một cách lấy lòng sếp nam hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

Nhân viên nhân sự tiếng anh là gì? Cần có kỹ năng gì

Nhân sự là một ngành nghề quan trọng và được nhiều người theo đuổi hiện nay. Tuy nhiên, để có thể gắn bó và làm tốt công việc nhân sự, đòi hỏi nhân viên ngoài kỹ năng chuyên môn cần phải trang bị cho mình rất nhiều những kỹ năng mềm khác. Vậy những kỹ năng nhân viên nhân sự cần có đó là gì?

Nhân viên nhân sự tiếng anh là gì?

Trong tiếng anh, nhân viên nhân sự được viết là Human Resource Staff (viết tắt HR Staff). Nhân viên nhân sự là những người đảm nhận công việc liên quan đến con người, chẳng hạn, tuyển dụng, đào tạo nhân viên, quản lý hồ sơ nhân viên hoặc lập ra các chế độ lương thưởng hàng tháng, hàng năm… Nhân sự là một phòng ban quan trọng tại các công ty tuyển dụng việc làm trực tuyến và không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, phòng bạn này sẽ giúp công ty quản lý nhân viên, đào tạo ra một nguồn nhân lực giỏi giúp công ty phát triển trong tương lai.

Các kỹ năng cần có của nhân viên nhân sự?

Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn ở nhân viên nhân sự đó là họ phải dự đoán được nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai đồng thời đề ra kế hoạch tuyển dụng nguồn lao động, nhằm đáp ứng được nhu cầu nhân lực của công ty. Bên cạnh đó, nhân viên nhân sự cũng tham gia vào quá trình phỏng vấn, vì thế bạn cần phải biết cách sắp xếp một buổi phỏng vấn hợp lý, biết cách đặt câu hỏi hợp lý cho ứng viên. Người tuyển dụng phải có kỹ năng độc vị người đối diện nhằm biết họ có tố chất và tiềm năng gì, qua đó biết được họ có phù hợp với công việc hay không. Hơn nữa, người làm nhân sự là một cầu nối giữa nhân viên mới và những phòng ban khác trong công ty, giúp nhân viên mới có thể hòa đồng và hòa nhập tốt trong công việc.

Bên cạnh đó, các công việc như tiếp nhận nhân viên mới, chuẩn bị hồ sơ cho nhân viên cũng do phòng nhân sự thực hiện. Chính vì thế, bạn phải thường xuyên trau dồi và nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình nhằm giúp bạn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và thăng tiến trong lĩnh vực nhân sự mà mình đang theo đuổi.

Kỹ năng quản lý thời gian

Một nhân viên quản lý nhân sự thường phải đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau, vậy làm thế nào để có thể hoàn thành tốt tất cả nhiệm vụ của mình? Câu trả lời là bạn cần phải biết cách quản lý thời gian của bản thân, biết ưu tiên công việc nào làm trước, công việc nào làm sau và quản lý một cách có hiệu quả. Bởi trong cùng một lúc bạn không thể vừa tuyển dụng, vừa thống kê bảng lương cho nhân viên. Thế nên, người làm việc trong lĩnh vực nhân sự phải biết cách quản lý thời gian của chính mình. Việc quản lý thời gian sẽ giúp bạn làm việc một cách hiệu quả.

Kỹ năng giao tiếp

Nhân viên nhân sự thường phải tiếp xúc với rất nhiều người khác nhau, từ những phòng ban trong công ty cho đến những nhân viên mới hoặc tiếp xúc với những ứng viên mới trong quá trình phòng vấn. Chính vì thế, nhân viên nhân sự phải biết cách giao tiếp khéo léo trong “lời ăn tiếng nói” của mình. Chẳng hạn, bạn cần phải nhạy bén và thông minh khi trả lời các câu hỏi mà ứng viên đặt ra trong quá trình tuyển dụng.

Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn có thể thương lượng hiệu quả các vấn đề liên quan đến tiền lương, tiền thưởng hoặc những vấn đề trong công tác quản lý nhân viên.

Kỹ năng làm việc nhóm

Trong tất cả các công việc, nhân viên biết cách làm việc nhóm hiệu quả thường được trọng dụng và đánh giá rất cao từ đồng nghiệp và cấp trên của họ. Khi tham gia vào lĩnh vực nhân sự, yêu cầu mỗi nhân viên phải có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, bởi bạn không bao giờ làm việc độc lập mà phải biết cách phối hợp với phòng ban của mình. Chẳng hạn, trong công tác tuyển dụng, thông thường một ứng viên thường trải qua 2 – 3 vòng phỏng vấn và đối mặt với nhiều người phỏng vấn khác nhau. Thế nên, bạn phải biết phối hợp với những người còn lại để lựa chọn ra một ứng viên xuất sắc nhất cho công ty.

CV là gì? Tại sao phải viết CV?

CV là một hồ sơ tóm tắt lại những thông tin của một ứng viên, qua đó nhà tuyển dụng có thể biết được bạn là ai và bạn có phù hợp với công việc này hay không.

Là một người chuẩn bị bước chân vào thị trường việc làm, chắc bạn cũng đã ít nhiều biết được CV là gì, tại sao phải viết CV? Nhưng thực tế không phải ai cũng biết rõ được tầm quan trọng của một bản CV xin việc. Thông qua CV, nhà tuyển dụng có thể nhận bạn hoặc loại bạn ra khỏi danh sách phỏng vấn một cách dễ dàng.

CV là gì?

CV là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Curriculum Vitae, có nghĩa là sơ yếu lý lịch. Đây là một bản tóm tắt những thông tin cần thiết của ứng viên, bao gồm: thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm thành tích đã được đạt, các kỹ năng mềm, sở thích bản thân.

Tại sao phải viết CV?

Ngày nay, CV đóng một vai trò quan trọng như là một tấm vé “thông hành” giúp nhà tuyển dụng hiểu qua cũng như đánh giá sơ lược những ứng viên của mình. Thông qua đó, công ty có thể xem xét và lựa chọn ra những ứng viên phù hợp để đi đến vòng phỏng vấn. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng sẽ không có nhiều thời gian để tổ chức phỏng vấn cho tất cả ứng viên, thông qua bản CV, họ sẽ sàng lọc ra những nhân tố thích hợp với công việc nhất. Vì vậy, việc trình bày một CV đầy đủ, đẹp mắt và thu hút nhà tuyển dụng là rất quan trọng.

Trong tất cả các hồ sơ công việc, điều mà nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên không phải là chứng chỉ, bằng tốt nghiệp…mà đó là bản CV thật đầy đủ và thu hút. CV là hồ sơ đầu tiên giúp nhà tuyển dụng và công ty nhận diện ra bạn trong hàng ngàn hồ sơ của các ứng viên khác. Vì thế ở bước đầu tiên trong quá trình tìm việc bạn lưu ý phải chuẩn bị thật chi tiết và kỹ lưỡng để có thể làm nổi bật bản thân và nhận được một cơ hội phỏng vấn tại công ty.

Hơn thế, CV là một hồ sơ mà bạn có thể trình bày tất cả những điều về bản thân cũng như thiết kế theo ý tưởng của mình, mà không bị bó buộc về công ty hay bất kỳ yếu tố nào khác. Việc chăm chút cho hồ sơ của mình được đẹp mắt nhất đó là cũng là cách bạn tạo ấn tượng và “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng.

Những lưu ý cơ bản khi viết CV

Không nên trình bày quá dài hoặc quá ngắn

Một CV trình bày quá dài sẽ gây mất thời gian của nhà tuyển dụng, họ sẽ không đọc hết và bỏ sót thông tin của bạn. Ngược lại một CV quá ngắn và không đầy đủ thông tin sẽ khiến họ không biết bạn là ai, bạn nổi bật như thế nào so với những ứng viên khác, và khả năng bạn bị loại là khá cao.

Độ dài tốt nhất của một CV khoảng từ 1 – 2 trang giấy A4. Trong đó, bạn nên trình bày một cách ngắn gọn và súc tích, tránh viết dài dòng lan man vì người tuyển dụng chắc chắn sẽ bỏ qua những CV quá dài dòng. Bên cạnh đó, bạn không nên sử dụng những từ ngữ quá khoa trương hay đề cao bản thân, thay vào đó hãy viết những từ cơ bản nhưng mang đầy đủ ý nghĩa.

Chú ý đến chính tả và ngữ pháp

Đây là những lỗi cơ bản mà rất nhiều ứng viên mắc phải, khiến bạn mất điểm trầm trọng trong mắt nhà tuyển dụng. Một CV viết sai chính tả quá nhiều hoặc sai ngữ pháp câu cho thấy bạn là một người thiếu chuyên nghiệp và không cẩn thận trong công việc. Đây là những lỗi khiến nhà tuyển dụng sẽ loại ứng viên “thẳng tay”.

Trình bày những điều mà nhà tuyển dụng cần

Không phải tất cả mọi thông tin về bạn cũng đều được kể hết trong CV. Hãy biết chọn lọc những thông tin phù hợp và hữu ích mà nhà tuyển dụng muốn biết ở bạn. Đừng quá tham lam khi viết quá nhiều về bản thân nhưng những điều đó không liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển, điều này sẽ là một điểm trừ khi người phỏng vấn đọc đến CV của bạn. Hãy tập trung viết những điều “sáng giá” nhất về bản thân trong CV của mình.

Rõ ràng, CV là một bản hồ sơ thật sự quan trọng và cần thiết khi bạn ứng tuyển công việc ở bất cứ đâu. Vì thế hãy luôn chăm chút cho CV của mình thật chuyên nghiệp và đầy đủ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tích góp cho mình nhiều kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc để làm đẹp bạn CV của mình về mặt nội dung nhé!

Kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng showroom là gì?

Nhân viên showroom được xem là bộ mặt của doanh nghiệp khi hàng ngày họ phải tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau. Vì thế, để làm tốt công việc này đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, để giúp bạn chinh phục được tất cả khách hàng, bất kể là khách hàng khó tính.

Kỹ năng giao tiếp với khách hàng

Bất kể làm công việc gì, giao tiếp thật sự là một kỹ năng quan trọng hàng đầu giúp bạn có thể làm tốt nhiệm vụ của mình, đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn bán hàng. Giao tiếp là một kỹ năng đòi hỏi tất cả các nhân viên bán hàng showroom phải có, đó cũng là một yếu tố quan trọng để người tuyển dụng dựa vào và chọn ra ứng viên phù hợp với công việc bán hàng. Giao tiếp thì ai cũng có thể làm được, nhưng việc giao tiếp tốt, tạo được thiện cảm với khách hàng không phải ai cũng có.

Việc bán hàng showroom yêu cầu bạn phải tiếp xúc và trò chuyện đối với khách hàng thường xuyên. Để khách hàng tin tưởng và thuyết phục được họ, trước hết bạn phải có một cách cư xử lịch sự, chuyên nghiệp và có văn hóa. Khi khách hàng bước vào showroom bạn phải chào hỏi họ một cách tôn trọng và sau đó, dùng kỹ năng giao tiếp của mình để giới thiệu về sản phẩm, họ sẽ cảm thấy thu hút ngay lập tức. Nên nhớ một nụ cười tươi và thân thiện là rất quan trọng khi bạn giao tiếp với khách hàng của mình.

Kỹ năng thuyết phục khách hàng

Ngôn từ có ảnh hưởng rất lớn khi bạn thuyết phục một ai đó. Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt nhưng lại thiếu đi sự thuyết phục khách hàng, thì bạn đã thất bại trong công việc bán hàng của mình. Thuyết phục khách hàng là một yếu tố quan trọng giúp họ có mua sản phẩm của mình hay không. Để có sự thuyết phục tốt, bạn phải nắm bắt được tâm lý khách hàng, họ đang muốn gì và cần gì. Sau đó, bạn sử dụng kỹ năng thuyết phục của mình để đưa ra những lý lẽ, đề cập đến những vấn đề mà khách hàng muốn nghe nhằm thuyết phục họ mua hàng.

Song bên cạnh đó, bạn cũng đừng quá lạm dụng kỹ năng thuyết phục, vì sẽ gây áp lực lên khách hàng. Hãy nói những điều họ cần nghe và họ quan tâm về sản phẩm, chỉ như thế thôi là bạn đã có thể thành công khi thuyết phục khách hàng.

Khả năng am hiểu sản phẩm

Bán hàng showroom đồng nghĩa với việc bạn phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Khác hẳn với bán hàng qua điện thoại hoặc online, trong trường hợp nếu nhân viên bán hàng không am hiểu về sản phẩm bạn có thể linh hoạt để xử lý bằng cách hẹn và gọi tư vấn sau cho khách hàng. Tuy nhiên, đối với bán hàng showroom, đòi hỏi nhân viên phải am hiểu thật kỹ về sản phẩm, vì khách hàng sẽ không có thời gian để bạn hỏi người khác hoặc tìm hiểu về sản phẩm trong lúc tư vấn. Khi không hiểu rõ về sản phẩm thì bạn đã làm mất lòng tin của khách hàng. Họ sẽ chẳng bao giờ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sản phẩm nào mà chính người bán cũng không hiểu rõ về nó.

Vì thế, để tư vấn tốt một sản phẩm, nhân viên bán hàng phải tìm hiểu sản phẩm hoặc tốt nhất là bạn nên trải nghiệm sử dụng thử trước khi tư vấn. Qua đó giúp bạn biết được sản phẩm này tốt như thế nào và cần thiết ra sau, để thuyết phục khách hàng một cách tốt nhất.

Kỹ năng trưng bày sản phẩm

Trưng bày sản phẩm cũng là một kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng showroom. Bạn phải biết cách trưng bày làm sao để thu hút khách hàng, nên trưng bày cái nào trước, cái nào sau, để gây ấn tượng và sự chú ý của họ. Trưng bày sản phẩm là cả một quy trình, bạn biết cách phân loại sản phẩm và xếp chúng vào một nhóm để khách hàng dễ dàng tìm kiếm. Trưng bày một cách mất trật tự sẽ gây hụt hẫng cho khách hàng vì họ không tìm được thứ mình muốn mua. Bên cạnh đó, bạn cũng phải biết sắp xếp sản phẩm và lau dọn nơi trưng bày mỗi ngày.

Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng là định hướng của mỗi người trong tương lai. Mục tiêu rõ ràng và cụ thể sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Bạn làm việc trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng? Bạn đã đặt ra mục tiêu nghề nghiệp riêng cho mình chưa? Có được định hướng cho bản thân là rất quan trọng giúp bạn biết được mình muốn gì và mình cần phải làm gì nhằm đạt được những hiệu quả cao cũng như thăng tiến trong công việc.

Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng là gì?

Ngày nay, chăm sóc khách hàng là một bộ phận rất quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Bộ phận này đảm nhiệm công việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhằm giải đáp mọi thắc mắc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi họ sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Hơn hết, bộ phận chăm sóc khách hàng  được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm nhằm gia tăng vị thế cạnh tranh trong thị trường khắc nghiệt như hiện nay.

Bởi thế, doanh nghiệp rất chú trọng trong công tác lựa chọn các ứng viên có tiềm năng và có tố chất để phát triển được công việc chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Những ứng viên khi muốn làm việc trong lĩnh vực này, đòi hỏi bạn phải có một mục tiêu lâu dài để theo đuổi công việc cũng như rèn luyện các kỹ năng cần có để trở thành một nhân viên chăm sóc khách hàng tốt trong công ty. Chẳng hạn, bạn có thể đưa ra mục tiêu như sau:”Tôi muốn trở thành trưởng phòng chăm sóc khách hàng ở công ty năng động, có một môi trường làm việc tốt. Bên cạnh việc sử dụng những kỹ năng giao tiếp, đàm phán để thuyết phục khách hàng, tôi còn mong muốn trở thành một nhà quản lý giỏi”.

Đặt ra mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng quan trọng như thế nào?

Trong công việc cũng như trong cuộc sống, việc đặt ra những mục tiêu nghề nghiệp thật sự rất quan trọng. Có được mục tiêu giúp bạn có được một định hướng để phấn đấu, qua đó, bạn biết được bản thân muốn gì, cần gì và phải làm thế nào để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Bên cạnh đó, mục tiêu nghề nghiệp cũng là một nội dung rất quan trọng trong CV và cũng là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn được nghe ứng viên trả lời. Thông qua mục tiêu của bạn, người phỏng vấn sẽ biết được bạn có phù hợp với công ty hay không, những định hướng tương lai của bạn có giống với lộ trình mà doanh nghiệp đã đặt ra cho nhân viên hay không. Nếu mục tiêu của bạn giống với vị trí công việc hay mục tiêu của công ty thì khả năng bạn được trở thành nhân viên chính thức của công ty khá cao.

Lưu ý khi đặt mục tiêu nghề nghiệp

Đặt mục tiêu phải rõ ràng

Khi đặt mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng, bạn nên lưu ý đưa ra định hướng của mình một cách rõ ràng và cụ thể. Tránh trường hợp đặt mục tiêu quá chung chung, điều này sẽ khiến bạn mất điểm với nhà tuyển dụng. Hơn thế, bạn phải viết định hướng của mình một cách chi tiết, việc này sẽ giúp bạn biết được hướng đi của mình cũng như tự tạo động lực cho bản thân. Ngoài ra, một điều lưu ý là bạn phải đưa ra mục tiêu nghề nghiệp của mình thật khả thi, không được khoa trương hay nói những điều mình không thể làm được. Một mục tiêu vượt ra ngoài khả năng cũng sẽ khiến bạn rất dễ chán nản và bỏ cuộc.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên đưa ra một mục tiêu quá dài dòng, chỉ cần viết đúng và đủ những kế hoạch cho bản thân mình.

Đưa ra kế hoạch để đạt được mục tiêu

Sau khi đã có mục tiêu cho nghề nghiệp của mình, tiếp theo là bạn phải lập ra một kế hoạch cụ thể để thực hiện. Trong bản kế hoạch này, bạn nên viết ra chi tiết công việc mà mình cần phải làm cũng như những kỹ năng mà bản thân cần phải trau dồi để có thể thăng tiến trong công việc cũng như đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra. Đối với lĩnh vực chăm sóc khách hàng, kỹ năng giao tiếp và đàm phán là rất quan trọng mà bạn cần phải liên tục học hỏi và rèn luyện mỗi ngày. Hơn thế, bạn cũng cần xác định những trở ngại mà bản thân gặp phải để tự tạo động lực cho chính mình và đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.

Nhân viên kho làm gì? Những yêu cầu trong công việc

Nhân viên kho là một công việc phổ biến hiện nay trên thị trường lao động. Bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh các mặt hàng đều có các kho dự trữ nguyên liệu và hàng hóa. Vì thế, rất cần những người quản lý kho để trông coi và sắp xếp chúng.

Một nhân viên kho làm gì để quản lý hàng hóa an toàn và chặt chẽ? Họ cần có những kỹ năng nào để đáp ứng yêu cầu công việc mang tính tỉ mỉ và trách nhiệm? Đây là những câu hỏi đặt ra yêu cầu với một nhân viên kho. Hãy cùng tìm hiểu các công việc sau đây để biết nhân viên kho có vị trí như thế nào trong doanh nghiệp.

Sơ lược về nghề quản lý kho

Nhân viên kho là người chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất. Họ thực hiện việc kiểm kê và giám sát để hàng hóa không xảy ra vấn đề, đảm bảo an toàn về số lượng và chất lượng. Đây là công việc mà mọi người thường nghĩ khá đơn giản, nhưng khi trực tiếp quản lý kho bạn phải đối mặt với nhiều mối lo ngại. Những sơ suất trong việc trông côi có thể gây thất thoát và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Mặc dù không phải là nghề mới “nổi” nhưng quản lý kho là vị trí công việc đã có từ lâu đời gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế ở nước ta và ngày càng có vị trí đặc biệt quan trọng. Trải qua sự hội nhập và phát triển không ngừng mà hiện nay công việc này có những yêu cầu khá đa dạng, không chỉ quản lý theo kiểu ghi chép truyền thống mà một nhân viên kho còn phải tham gia trong quy trình sản xuất. Họ đóng vai trò giám sát từ khâu nhập hàng hóa, nguyên liệu đến lúc xuất hàng, thực hiện việc thống kê theo nguyên tắc quản lý khoa học.

Hiện nay, mức lương của nhân viên kho dành cho sinh viên mới ra trường dao động từ 5-8 triệu đồng/tháng. Đây là mức cơ bản và còn tùy thuộc và năng lực, mức độ kinh nghiệm của mỗi người cũng như thời gian làm việc lâu dài. Tuy nhiên, mức lương này cũng khá ổn định và ngang bằng với các ngành nghề khác.

Nhân viên kho làm những công việc nào?

Nếu như hỏi một nhân viên kho làm gì thường xuyên thì có lẽ việc làm thủ tục xuất nhập hàng hóa. Họ có trách nhiệm kiểm tra nguyên liệu hàng hóa trước khi nhập hoặc xuất, các giấy tờ chứng từ liên quan, ghi phiếu nhập xuất hàng theo đúng quy định. Và cuối cùng là lưu thông tin vào phần mềm quản lý.

Thực hiện việc soạn hàng theo yêu cầu của bộ phận kinh doanh và vận chuyển đến khu vực chuẩn bị xuất hàng. Theo dõi hàng tồn kho hàng ngày để đảm bảo duy trì số lượng đáp ứng kịp thời các trường hợp phát sinh. Nếu nhận thấy số lượng thấp so với định mức quy định thì nhân viên kho phải báo cáo với cấp trên, tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa.

Sắp xếp hàng hóa theo đúng sơ đồ, phân loại các mặt hàng ở từng khu vực khác nhau. Đảm bảo tính khoa học, sắp xếp gọn gàng không bị đổ vỡ hay hư hỏng. Đối với các mặt hàng cần sự bảo quản cẩn thận thì phải sắp xếp ở nơi phù hợp và có trách nhiệm thông báo đến người vận chuyển đề họ chú ý hơn. Thường xuyên kiểm  tra các thiết bị trong kho, nhiệt độ, môi trường xung quanh để đảm bảo hàng hóa được an toàn.

Thực hiện việc kiểm kê mỗi ngày để biết số lượng cụ thể hàng thiếu hụt, các mặt hàng hư hỏng, sắp hết hạn để báo cáo với cấp trên và làm thủ tục đặt hàng. Đồng thời thực hiện các kế hoạch thanh lý hàng hóa.

Ngoài ra, nhân viên kho còn thực hiện các công việc khác như: dán tem, nhãn mác vào hàng hoá, lưu trữ hồ sơ, lập báo cáo và định kỳ phối hợp với các bộ phận khác kiểm kê kho hàng, thực hiện các công việc theo yêu cầu của cấp trên…

Các kỹ năng cần có của nhân viên kho

Nhân viên kho sẽ là người tiếp xúc và xử lý các vấn đề liên quan đến hàng hóa, vì thế họ phải có kỹ năng quản lý và sắp xếp hiệu quả. Để các mặt hàng được sắp xếp theo logic khoa học, đúng nơi quy định giúp việc kiểm tra dễ dàng hơn.

Kỹ năng làm việc nhanh nhạy và chuẩn xác là điều bắt buộc, bởi nhân viên kho sẽ thường xuyên làm việc với các loại giấy tờ và ghi chép các con số, do vậy cần phải cẩn thận và lưu thông tin chính xác. Bên cạnh đó, việc quản lý và kiểm kê hàng hóa rất cần sự nhanh nhạy và hiệu quả để tiếm kiệm thời gian mà không để xảy ra sai sót.

Giờ thì chúng ta đã biết một nhân viên kho làm gì trong các tổ chức sản xuất. Tuy đây không phải là công việc mới mẻ hấp dẫn đến nhiều người, nhưng lựa chọn công việc này bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kỹ năng. Hơn thế nữa, là rèn luyện phong cách làm việc cẩn trọng và tỉ mỉ.