Ngoại Thương Là Gì? Đặc Điểm Và Vai Trò Của Ngoại Thương

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, hoạt động ngoại thương tăng nhanh. Bài viết sau sẽ cho bạn biết ngoại thương là gì, nội dung của hoạt động ngoại thương, đặc điểm và tầm quan trọng của ngoại thương trong nền kinh tế thị trường.

  1. Khái niệm

Ngoại thương là những việc trao đổi, hợp tác, mua bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, giao lưu giữa nước này với nước khác theo phương thức ngang bằng giá. Ngoài ra, không chỉ trao đổi hàng hóa, ngoại thương còn giúp các quốc gia giao lưu văn hóa, phong tục tập quán với nhau có thể học hỏi thêm kinh nghiệm và gìn giữ các nét đẹp văn hóa của các nước dân tộc được bạn bè quốc tế tìm hiểu. Vậy hoạt động ngoại thương là bao gồm các hoạt động giao lưu hàng hóa vượt qua phạm vi một quốc gia, việc hàng hóa nhập khẩu về quốc gia, xuất khẩu hàng hóa ra quốc tế.

  • Đặc điểm của ngoại thương

Phạm vi hoạt động, hình thức cạnh tranh, công cụ để phát triển sản phẩm đa dạng như giá bán, loại sản phẩm, bao bì đóng gói bên ngoài, phương thức vận chuyển. Trong quan hệ ngoại thương giao lưu quốc tế, sản phẩm xuất khẩu cho hoạt động này có tốc độ tăng trưởng, phát triển mạnh hơn hàng hóa trong nước. Đặc biệt, cơ cấu hàng hóa luôn được biến đổi theo thời gian, những sản phẩm vô hình thường có tốc độ tăng trưởng cao hơn những sản phẩm hữu hình. Ngoài ra, sản phẩm mang tính truyền thông sẽ có xu hướng bán chậm hơn so với sản phẩm liên quan đến khoa học, công nghệ.

  • Nội dung của ngoại thương

Ngoại thương đang được xem là ngành mũi nhọn góp phần tăng trưởng kinh tế nên Việt Nam khá chú trọng đến phát triển lĩnh vực ngoại thương. Nội dung chính của ngoại thương:

Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu các loại hàng hóa hữu hình như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, thực phẩm,… hàng hóa vô hình như bằng phát minh, sáng chế, thương hiệu, nhãn hàng độc quyền, quyền tác giả,… thông qua nhập khẩu ủy thác hay xuất khẩu trực tiếp.

Hoạt động gia công tại doanh nghiệp có tính chất công nghiệp thường chu kì hoạt động ngắn, có đầu ra và đầu vào liên quan thị trường quốc tế. Thuê nước ngoài gia công và gia công thuê cho nước ngoài là một phần gắn liền hoạt động của ngoại thương.

Trường hợp xuất khẩu tại chỗ được hiểu là sản phẩm, dịch vụ vẫn đang hoạt động trong nước chưa đưa ra bên ngoài quốc gia nhưng được cung cấp, bán sản phẩm, dịch vụ đó cho khách hàng là khách du lịch quốc tế hay đoàn ngoại giao,… đem lại lợi ích về kinh tế như sản phẩm được xuất khẩu ra quốc tế.

Trong trường hợp quá trình tái xuất khẩu doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu tạm thời sản phẩm từ một quốc gia bên ngoài sau đó xuất khẩu sang một quốc gia thứ ba khác với điều kiện sản phẩm không thay đổi về gia công hay chế biến. Còn trong trường hợp chuyển khẩu là không diễn ra hoạt động mua bán mà chỉ thực hiện các dịch vụ như: vận chuyển quá cảnh, bảo quản hàng hóa, lưu kho, lưu bãi,…

  • Vai trò của ngoại thương

Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoại thương giúp gia tăng năng lực lao động sản xuất bằng phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất, nhà nước chú trọng đào tạo nhân lực lao động. Hoạt động xuất nhập khẩu giao lưu quốc tế được các nhà đầu tư đặc biệt chú trọng.  

Cải thiện hiệu quả nền kinh tế mở thông qua hoạt động nâng cao cán cân thanh toán quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, hạn chế lạm phát, ổn định kinh tế. Hoạt động ngoại thương giúp điều tiết tỷ giá dẫn đến nền kinh tế ngày càng ổn định giúp tình hình lạm phát được kiểm soát nên nhiều chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại quốc tế ra đời.

Nâng cao mức sống cho lao động, tầng lớp dân cư, tăng thu nhập, giải quyết nhu cầu việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là khó khăn lớn đối với nền kinh tế và phần nào ổn định xã hội, đời sống người dân.

Qua bài viết trên các bạn đã hiểu được ngoại thương là gì, đặc điểm, nội dung, vai trò của ngoại thương. Hy vọng những thông tin trên giúp nhận ra tầm quan trọng của ngoại thương với phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay.