Sinh viên mới ra trường tìm việc dễ hay khó?

So với việc áp lực khi phải chọn trường chọn nghề của các sĩ tử thi đại học mỗi năm thì đối với những bạn tân cử nhân mới tốt nghiệp đại học cũng mang theo bên mình một nỗi lo lắng không kém đó chính là vấn đề “sinh viên mới ra trường tìm việc có khó hay không?”

Sinh viên mới ra trường giống như bước đến một giai đoạn mới trong cuộc đời mà ở đó bạn không có gì mang theo ngoài một tấm bằng đại học. Chính vì thế, con đường sự nghiệp của phần lớn những bạn trẻ mới tốt nghiệp đại học được ví như một thử thách vượt chướng ngại vật thực sự. Ở đó các bạn không chỉ đối mặt với nỗi lo sợ mang tên “Thất nghiệp” mà còn phải lắng nghe câu hỏi, thắc mắc của bạn bè và chính mình đó là “Liệu sinh viên mới ra trường tìm việc làm có dễ dàng như nhiều người nghĩ hay không?”

Sinh viên mới ra trường tiếng Anh là gì?

Sinh viên mới tốt nghiệp đại học ra trường hay còn được gọi là tân cử nhân đại học ở Việt Nam, tiếng anh gọi là “graduate students”. Đối với những bạn sinh viên khi được gọi bằng những danh từ như tân cử nhân hay graduate students thì điều cảm thấy vô cùng vinh hạnh. Để được gọi bằng tên gọi đó, các bạn sinh viên phải trải qua 4 năm đại học vất vả và song song đó phải trải qua vô số những kỳ thi khó nhằn để có được tấm bằng tốt nghiệp đại học sau nhiều năm cần mẫn.

Chính vì vậy, việc tìm việc làm sau khi tốt nghiệp luôn được các bạn xem trọng, bởi vì sau 4 đến 5 năm rèn luyện kỹ năng và học tập thì thời điểm này chính là lúc các bạn phải đem những gì mình được học tạo ra những giá trị lao động cống hiến cho công việc, xã hội hơn hết là đảm bảo được quyền tự chủ về kinh tế. Vì vậy, để bản thân không rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp, bạn nên:

Bắt đầu tìm việc làm sớm nhất có thể

Không nhất thiết phải đợi đến khi cầm được tấm bằng đại học trong tay thì bạn mới có thể xin việc làm ở các cơ quan, doanh nghiệp. Thời điểm tốt nhất để sinh viên có thể tìm được một công việc đó chính là năm 2 đến năm 3 đại học. Vào giai đoạn này, bạn đã bắt đầu hòa nhập được với cuộc sống sinh viên, và làm quen được với cuộc sống nơi thành thị và điều đó có thể giúp bạn tự tin hơn để kiếm được một công việc làm thêm bán thời gian. Bạn có thể bắt đầu từ công việc phục vụ cho các nhà hàng, quán cà phê hay khu vui chơi giải trí.

Tuy những công việc trên không mang tính chuyên môn quá cao nhưng bù lại nó thích hợp với kinh nghiệm và năng lực của bạn hiện tại, mặt khác nó có thể giúp bạn học hỏi được những kiến thức, kỹ năng làm việc thực tế tại các môi trường làm việc khác nhau khi được tiếp xúc với nhiều mẫu người trong xã hội. Các công việc đó sẽ làm bước đệm giúp bạn thấu hiểu được phần nào những mặc tối cuộc sống và có được những bài học cư xử khôn ngoan.

Khi đã quen dần với những công việc này, bạn có thể tự tin trở về với đúng công việc chuyên môn ngành học của mình. Bắt đầu bước sang năm 3 hay năm thứ 4 đại học, bạn hãy thử nộp đơn vào những công ty mà bạn quan tâm để làm thực tập sinh để nâng cao năng lực và tích lũy kinh nghiệm.

Khi đã có những kinh nghiệm làm việc nhất định về lĩnh vực liên quan đến chuyên môn, lúc này đây bạn đã có cho mình một lượng kiến thức không hề nhỏ. Bắt đầu sang năm thứ 4, bạn hãy mạnh dạn nộp đơn vào các công ty lớn để phỏng vấn, biết đâu bạn sẽ có được công việc thích hợp ngay khi chưa tốt nghiệp ra trường. Lời khuyên chân thành dành cho bạn là đừng bao giờ đợi tốt nghiệp rồi mới cầm bằng đi xin việc, vì thực tế công ty nào cũng muốn tuyển người có kinh nghiệm thực tế hơn là một cử nhân đại học với số năm kinh nghiệm bằng 0 và chỉ mang theo mỗi tấm bằng đại học làm vốn cả.

Tìm việc làm ở đâu?

Đối với các bạn sinh viên muốn tìm việc làm khi còn ngồi trên ghế nhà trường hay đã tốt nghiệp thì không có gì quá khó khăn.

Thứ nhất: Tìm kiếm qua các website tuyển dụng uy tín

Ngoài hai cách làm phổ biến trên, còn một cách làm nữa mà được rất nhiều người tìm việc lựa chọn đó chính là tìm việc thông qua các website tuyển dụng uy tín tại Việt Nam hiện nay. Khi sử dụng các website tuyển dụng để tìm viêc, các ứng viên có thể tham khảo rõ yêu cầu ứng tuyển từ phía công ty và nộp hồ sơ trực tiếp không cần mất phí hay thời gian đi lại. Một số trang web tuyển dụng uy tín hiện nay được đông đảo người tìm việc công nhận như: Careerlink.vn, Timviec365.com, ideed…

Thứ hai: Bạn có thể tìm việc làm thông qua tổ chức đoàn của nhà trường

Mỗi ngôi trường cao đẳng, đại học đều có các tổ chức đoàn trường để hỗ trợ và giúp đỡ cho sinh viên có thể tìm kiếm được một công việc thích hợp trước và sau khi ra trường. Các tổ chức đoàn hội sẽ cập nhật những thông tin tuyển dụng lên website hay bảng thông báo mỗi tuần để sinh viên có thể tham khảo và ứng tuyển. Bạn có thể tạm yên tâm về công việc được đoàn, hội của trường đăng tải, vì thông tin đó đã được xác minh nhằm đảm bảo tính xác thực và chế độ phúc lợi cho các bạn sinh viên.

Thứ ba: Tìm việc thông qua mạng xã hội Facebook

Facebook hiện nay là một trong những trang mạng xã hội được cộng đồng người dùng Việt Nam sử dụng phổ biến. Trong đó, bạn có thể tìm kiếm việc làm thông qua những group tuyển dụng tại các khu vực khác nhau, hay các cộng đồng, Fanpage chia sẻ và tìm kiếm ứng viên được nhiều người theo dõi.

Kinh nghiệm làm việc trong CV

Kinh nghiệm làm việc trong CV ứng tuyển là yếu tố quan trọng giúp bạn tăng tỷ lệ phỏng vấn nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc kinh nghiệm làm việc ghi trong CV ứng tuyển càng dài thì khả năng trúng tuyển càng cao. Tuy nhiên, bạn cũng không thể ghi kinh nghiệm làm việc quá ít, sẽ khiến CV bị đánh giá thấp. Vậy theo bạn kinh nghiệm làm việc ghi trong CV ứng tuyển như thế nào là phù hợp?

Kinh nghiệm làm việc ghi trong CV ở đây không nhất thiết phải dài nhưng phải đủ, sự “đủ” ở đây có nghĩa là tầm 2 đến 3 công ty làm việc trong khoảng thời gian đại học là đủ. Bởi vì nếu kinh nghiệm làm việc tại các công ty của bạn càng nhiều càng chứng tỏ bạn là người không thật sự tận tâm vào công việc, chuyển công ty liên tục trong nhiều năm khiến nhà tuyển dụng nhận xét bạn là người không có khả năng thích nghi với công việc.

Nhưng bù lại kinh nghiệm làm việc ghi trong CV cũng không được quá ngắn, vì nó cho thấy bạn chưa đủ năng lực thực sự để đảm nhận những công việc với yêu cầu cao từ phía nhà tuyển dụng. Mặc khác bạn sẽ bị đánh giá là người thường xuyên “nhảy việc” không có mong muốn gắn bó lâu dài với bất kỳ công ty nào để làm việc.

Lương sinh viên mới ra trường

Hầu như, mức lương dành cho sinh viên mới ra trường thường không được cao cho lắm, nhưng để lấy kinh nghiệm làm việc thực tế nhiều bạn sinh viên vẫn chấp nhận làm việc với mức lương. Tuy nhiên, cũng tùy ngành nghề và năng suất làm việc mà “lương cứng” sinh viên mới tốt nghiệp có thể trên 10 triệu/1 tháng. Thế nhưng, các bạn sinh viên mới ra trường cũng đừng mong mỏi một mức lương quá cao, vì nó cho thấy bạn là người có tham vọng quá lớn. Tốt nhất, bạn nên chứng minh được năng lực của mình trước khi đòi hỏi 1 mức lương quá cao như thế.

Chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng

Một công việc phù hợp với khả năng của bản thân sẽ tốt hơn một công việc với mức lương hấp dẫn nhưng lại không mang đến sự hứng thú trong công việc cho bạn. Năng lực làm việc luôn là điều khiến nhà tuyển dụng đặt ra để đánh giá ứng viên và trả lương cho họ. Chính vì vậy, nếu bạn muốn làm một công việc thời thượng như những người khác hay một công việc trái về chuyên môn năng lực chỉ vì được trả phí cao thì bạn nên suy xét lại vấn đề này.

Mở rộng cơ hội việc làm

Thay vì, giữ trong đầu suy nghĩ mình chỉ có thể làm được một công việc nhất định theo chuyên môn đã học như học xây dựng thì nhất quyết phải làm kỹ sư xây dựng mà thôi thì điều đó sẽ làm khả năng tìm kiếm việc làm của bạn bị thu hẹp lại rất nhiều. Vì vậy, hãy suy nghĩ và thử tìm kiếm những công việc gần với ngành nghề bạn đang học hay có liên quan đến lĩnh vực mà bạn có khả năng làm việc để tìm kiếm cho bản thân một công việc lý tưởng bạn nhé. Ví dụ như bạn học chuyên ngành công nghệ thông tin bạn có thể phát triển nghề nghiệp sang lĩnh vực thiết kế web, thiết kế đồ họa, kỹ thuật video, youtuber hay dựng phim chẳng hạn…

Tận dụng các mối quan hệ để làm việc

Có câu “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, giống như việc tìm kiếm việc làm cũng thế, với xuất phát điểm là một sinh viên mới ra trường không có bất kỳ mối quan hệ nào bạn khó lòng có thể xin được một công việc lý tưởng với “mức lương trên mây” Mối quan hệ được chúng tôi nhắc đến ở đây không phải là một mối quan hệ hỗ trợ công việc theo nghĩa tiêu cực. Mối quan hệ ở đây tức là những mối quan hệ xã hội như bạn bè, tiền bối từng tham gia các hoạt động xã hội tình nguyện cùng với bạn lúc trước, nếu cần thiết hãy nhờ đến sự giúp đỡ của họ để tìm cho mình cơ hội làm việc thuận lợi hơn bạn nhé!

Thực hành trả lời phỏng vấn

Bạn nên luyện tập trả lời câu hỏi phỏng vấn khi còn đang ngồi trên ghế giảng đường. Việc ôn luyện trả lời phỏng vấn thường xuyên sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bước chân vào căn phòng phỏng vấn với nhà tuyển dụng thật sự. Khi bạn thực hành càng nhiều, não bộ sẽ giúp bạn nhớ càng lâu hơn và dĩ nhiên cảm giác đối mặt lần đầu tiên với nhà tuyển dụng cũng không hề là một điều gì đó quá khủng khiếp đối với bạn.

Các phương pháp bình tĩnh khi trả lời phỏng vấn

Để có thể trả lời tốt tất cả các câu hỏi phỏng vấn và để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng là một điều không hề dễ dàng, chưa kể nếu bạn không may gặp phải một nhà tuyển dụng khó tính có thể nắm được tất cả vấn đề tâm lý bạn đang gặp phải. Vì vậy, để bình tĩnh khi trả lời phỏng vấn bạn cần:

Luyện tập trả lời phỏng vấn thường xuyên

Hít thở thật sâu, làm việc tư tưởng với bản thân trước đó

Hãy nói những gì bạn nghĩ theo một góc nhìn chân thành nhất

Hãy nghĩ đơn giản hóa mọi thứ

Tự tin và nói rõ ràng nhất có thể

Hy vọng rằng, với những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “sinh viên mới ra trường tìm việc làm dễ hay khó?” Qua đó, chúng tôi cũng mong bạn nhận ra một điều rằng, chỉ có những sinh viên không nỗ lực và cố gắng trong khoảng thời gian 4 năm học tập và tìm kiếm cơ hội học hỏi làm việc mới là người sẽ phải thất nghiệp sau khi ra trường mà thôi. Còn bạn đã cố gắng hết mình thì hãy yên tâm rồi bạn sẽ tìm được một công việc tốt thôi bạn nhé!

Chúc bạn thành công!

Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng là định hướng của mỗi người trong tương lai. Mục tiêu rõ ràng và cụ thể sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Bạn làm việc trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng? Bạn đã đặt ra mục tiêu nghề nghiệp riêng cho mình chưa? Có được định hướng cho bản thân là rất quan trọng giúp bạn biết được mình muốn gì và mình cần phải làm gì nhằm đạt được những hiệu quả cao cũng như thăng tiến trong công việc.

Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng là gì?

Ngày nay, chăm sóc khách hàng là một bộ phận rất quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Bộ phận này đảm nhiệm công việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhằm giải đáp mọi thắc mắc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi họ sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Hơn hết, bộ phận chăm sóc khách hàng  được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm nhằm gia tăng vị thế cạnh tranh trong thị trường khắc nghiệt như hiện nay.

Bởi thế, doanh nghiệp rất chú trọng trong công tác lựa chọn các ứng viên có tiềm năng và có tố chất để phát triển được công việc chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Những ứng viên khi muốn làm việc trong lĩnh vực này, đòi hỏi bạn phải có một mục tiêu lâu dài để theo đuổi công việc cũng như rèn luyện các kỹ năng cần có để trở thành một nhân viên chăm sóc khách hàng tốt trong công ty. Chẳng hạn, bạn có thể đưa ra mục tiêu như sau:”Tôi muốn trở thành trưởng phòng chăm sóc khách hàng ở công ty năng động, có một môi trường làm việc tốt. Bên cạnh việc sử dụng những kỹ năng giao tiếp, đàm phán để thuyết phục khách hàng, tôi còn mong muốn trở thành một nhà quản lý giỏi”.

Đặt ra mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng quan trọng như thế nào?

Trong công việc cũng như trong cuộc sống, việc đặt ra những mục tiêu nghề nghiệp thật sự rất quan trọng. Có được mục tiêu giúp bạn có được một định hướng để phấn đấu, qua đó, bạn biết được bản thân muốn gì, cần gì và phải làm thế nào để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Bên cạnh đó, mục tiêu nghề nghiệp cũng là một nội dung rất quan trọng trong CV và cũng là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn được nghe ứng viên trả lời. Thông qua mục tiêu của bạn, người phỏng vấn sẽ biết được bạn có phù hợp với công ty hay không, những định hướng tương lai của bạn có giống với lộ trình mà doanh nghiệp đã đặt ra cho nhân viên hay không. Nếu mục tiêu của bạn giống với vị trí công việc hay mục tiêu của công ty thì khả năng bạn được trở thành nhân viên chính thức của công ty khá cao.

Lưu ý khi đặt mục tiêu nghề nghiệp

Đặt mục tiêu phải rõ ràng

Khi đặt mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng, bạn nên lưu ý đưa ra định hướng của mình một cách rõ ràng và cụ thể. Tránh trường hợp đặt mục tiêu quá chung chung, điều này sẽ khiến bạn mất điểm với nhà tuyển dụng. Hơn thế, bạn phải viết định hướng của mình một cách chi tiết, việc này sẽ giúp bạn biết được hướng đi của mình cũng như tự tạo động lực cho bản thân. Ngoài ra, một điều lưu ý là bạn phải đưa ra mục tiêu nghề nghiệp của mình thật khả thi, không được khoa trương hay nói những điều mình không thể làm được. Một mục tiêu vượt ra ngoài khả năng cũng sẽ khiến bạn rất dễ chán nản và bỏ cuộc.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên đưa ra một mục tiêu quá dài dòng, chỉ cần viết đúng và đủ những kế hoạch cho bản thân mình.

Đưa ra kế hoạch để đạt được mục tiêu

Sau khi đã có mục tiêu cho nghề nghiệp của mình, tiếp theo là bạn phải lập ra một kế hoạch cụ thể để thực hiện. Trong bản kế hoạch này, bạn nên viết ra chi tiết công việc mà mình cần phải làm cũng như những kỹ năng mà bản thân cần phải trau dồi để có thể thăng tiến trong công việc cũng như đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra. Đối với lĩnh vực chăm sóc khách hàng, kỹ năng giao tiếp và đàm phán là rất quan trọng mà bạn cần phải liên tục học hỏi và rèn luyện mỗi ngày. Hơn thế, bạn cũng cần xác định những trở ngại mà bản thân gặp phải để tự tạo động lực cho chính mình và đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.

Nhân viên kho làm gì? Những yêu cầu trong công việc

Nhân viên kho là một công việc phổ biến hiện nay trên thị trường lao động. Bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh các mặt hàng đều có các kho dự trữ nguyên liệu và hàng hóa. Vì thế, rất cần những người quản lý kho để trông coi và sắp xếp chúng.

Một nhân viên kho làm gì để quản lý hàng hóa an toàn và chặt chẽ? Họ cần có những kỹ năng nào để đáp ứng yêu cầu công việc mang tính tỉ mỉ và trách nhiệm? Đây là những câu hỏi đặt ra yêu cầu với một nhân viên kho. Hãy cùng tìm hiểu các công việc sau đây để biết nhân viên kho có vị trí như thế nào trong doanh nghiệp.

Sơ lược về nghề quản lý kho

Nhân viên kho là người chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất. Họ thực hiện việc kiểm kê và giám sát để hàng hóa không xảy ra vấn đề, đảm bảo an toàn về số lượng và chất lượng. Đây là công việc mà mọi người thường nghĩ khá đơn giản, nhưng khi trực tiếp quản lý kho bạn phải đối mặt với nhiều mối lo ngại. Những sơ suất trong việc trông côi có thể gây thất thoát và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Mặc dù không phải là nghề mới “nổi” nhưng quản lý kho là vị trí công việc đã có từ lâu đời gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế ở nước ta và ngày càng có vị trí đặc biệt quan trọng. Trải qua sự hội nhập và phát triển không ngừng mà hiện nay công việc này có những yêu cầu khá đa dạng, không chỉ quản lý theo kiểu ghi chép truyền thống mà một nhân viên kho còn phải tham gia trong quy trình sản xuất. Họ đóng vai trò giám sát từ khâu nhập hàng hóa, nguyên liệu đến lúc xuất hàng, thực hiện việc thống kê theo nguyên tắc quản lý khoa học.

Hiện nay, mức lương của nhân viên kho dành cho sinh viên mới ra trường dao động từ 5-8 triệu đồng/tháng. Đây là mức cơ bản và còn tùy thuộc và năng lực, mức độ kinh nghiệm của mỗi người cũng như thời gian làm việc lâu dài. Tuy nhiên, mức lương này cũng khá ổn định và ngang bằng với các ngành nghề khác.

Nhân viên kho làm những công việc nào?

Nếu như hỏi một nhân viên kho làm gì thường xuyên thì có lẽ việc làm thủ tục xuất nhập hàng hóa. Họ có trách nhiệm kiểm tra nguyên liệu hàng hóa trước khi nhập hoặc xuất, các giấy tờ chứng từ liên quan, ghi phiếu nhập xuất hàng theo đúng quy định. Và cuối cùng là lưu thông tin vào phần mềm quản lý.

Thực hiện việc soạn hàng theo yêu cầu của bộ phận kinh doanh và vận chuyển đến khu vực chuẩn bị xuất hàng. Theo dõi hàng tồn kho hàng ngày để đảm bảo duy trì số lượng đáp ứng kịp thời các trường hợp phát sinh. Nếu nhận thấy số lượng thấp so với định mức quy định thì nhân viên kho phải báo cáo với cấp trên, tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa.

Sắp xếp hàng hóa theo đúng sơ đồ, phân loại các mặt hàng ở từng khu vực khác nhau. Đảm bảo tính khoa học, sắp xếp gọn gàng không bị đổ vỡ hay hư hỏng. Đối với các mặt hàng cần sự bảo quản cẩn thận thì phải sắp xếp ở nơi phù hợp và có trách nhiệm thông báo đến người vận chuyển đề họ chú ý hơn. Thường xuyên kiểm  tra các thiết bị trong kho, nhiệt độ, môi trường xung quanh để đảm bảo hàng hóa được an toàn.

Thực hiện việc kiểm kê mỗi ngày để biết số lượng cụ thể hàng thiếu hụt, các mặt hàng hư hỏng, sắp hết hạn để báo cáo với cấp trên và làm thủ tục đặt hàng. Đồng thời thực hiện các kế hoạch thanh lý hàng hóa.

Ngoài ra, nhân viên kho còn thực hiện các công việc khác như: dán tem, nhãn mác vào hàng hoá, lưu trữ hồ sơ, lập báo cáo và định kỳ phối hợp với các bộ phận khác kiểm kê kho hàng, thực hiện các công việc theo yêu cầu của cấp trên…

Các kỹ năng cần có của nhân viên kho

Nhân viên kho sẽ là người tiếp xúc và xử lý các vấn đề liên quan đến hàng hóa, vì thế họ phải có kỹ năng quản lý và sắp xếp hiệu quả. Để các mặt hàng được sắp xếp theo logic khoa học, đúng nơi quy định giúp việc kiểm tra dễ dàng hơn.

Kỹ năng làm việc nhanh nhạy và chuẩn xác là điều bắt buộc, bởi nhân viên kho sẽ thường xuyên làm việc với các loại giấy tờ và ghi chép các con số, do vậy cần phải cẩn thận và lưu thông tin chính xác. Bên cạnh đó, việc quản lý và kiểm kê hàng hóa rất cần sự nhanh nhạy và hiệu quả để tiếm kiệm thời gian mà không để xảy ra sai sót.

Giờ thì chúng ta đã biết một nhân viên kho làm gì trong các tổ chức sản xuất. Tuy đây không phải là công việc mới mẻ hấp dẫn đến nhiều người, nhưng lựa chọn công việc này bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kỹ năng. Hơn thế nữa, là rèn luyện phong cách làm việc cẩn trọng và tỉ mỉ.