Nhân viên kho là một công việc phổ biến hiện nay trên thị trường lao động. Bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh các mặt hàng đều có các kho dự trữ nguyên liệu và hàng hóa. Vì thế, rất cần những người quản lý kho để trông coi và sắp xếp chúng.
Một nhân viên kho làm gì để quản lý hàng hóa an toàn và chặt chẽ? Họ cần có những kỹ năng nào để đáp ứng yêu cầu công việc mang tính tỉ mỉ và trách nhiệm? Đây là những câu hỏi đặt ra yêu cầu với một nhân viên kho. Hãy cùng tìm hiểu các công việc sau đây để biết nhân viên kho có vị trí như thế nào trong doanh nghiệp.
Sơ lược về nghề quản lý kho
Nhân viên kho là người chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất. Họ thực hiện việc kiểm kê và giám sát để hàng hóa không xảy ra vấn đề, đảm bảo an toàn về số lượng và chất lượng. Đây là công việc mà mọi người thường nghĩ khá đơn giản, nhưng khi trực tiếp quản lý kho bạn phải đối mặt với nhiều mối lo ngại. Những sơ suất trong việc trông côi có thể gây thất thoát và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Mặc dù không phải là nghề mới “nổi” nhưng quản lý kho là vị trí công việc đã có từ lâu đời gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế ở nước ta và ngày càng có vị trí đặc biệt quan trọng. Trải qua sự hội nhập và phát triển không ngừng mà hiện nay công việc này có những yêu cầu khá đa dạng, không chỉ quản lý theo kiểu ghi chép truyền thống mà một nhân viên kho còn phải tham gia trong quy trình sản xuất. Họ đóng vai trò giám sát từ khâu nhập hàng hóa, nguyên liệu đến lúc xuất hàng, thực hiện việc thống kê theo nguyên tắc quản lý khoa học.
Hiện nay, mức lương của nhân viên kho dành cho sinh viên mới ra trường dao động từ 5-8 triệu đồng/tháng. Đây là mức cơ bản và còn tùy thuộc và năng lực, mức độ kinh nghiệm của mỗi người cũng như thời gian làm việc lâu dài. Tuy nhiên, mức lương này cũng khá ổn định và ngang bằng với các ngành nghề khác.
Nhân viên kho làm những công việc nào?
Nếu như hỏi một nhân viên kho làm gì thường xuyên thì có lẽ việc làm thủ tục xuất nhập hàng hóa. Họ có trách nhiệm kiểm tra nguyên liệu hàng hóa trước khi nhập hoặc xuất, các giấy tờ chứng từ liên quan, ghi phiếu nhập xuất hàng theo đúng quy định. Và cuối cùng là lưu thông tin vào phần mềm quản lý.
Thực hiện việc soạn hàng theo yêu cầu của bộ phận kinh doanh và vận chuyển đến khu vực chuẩn bị xuất hàng. Theo dõi hàng tồn kho hàng ngày để đảm bảo duy trì số lượng đáp ứng kịp thời các trường hợp phát sinh. Nếu nhận thấy số lượng thấp so với định mức quy định thì nhân viên kho phải báo cáo với cấp trên, tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa.
Sắp xếp hàng hóa theo đúng sơ đồ, phân loại các mặt hàng ở từng khu vực khác nhau. Đảm bảo tính khoa học, sắp xếp gọn gàng không bị đổ vỡ hay hư hỏng. Đối với các mặt hàng cần sự bảo quản cẩn thận thì phải sắp xếp ở nơi phù hợp và có trách nhiệm thông báo đến người vận chuyển đề họ chú ý hơn. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị trong kho, nhiệt độ, môi trường xung quanh để đảm bảo hàng hóa được an toàn.
Thực hiện việc kiểm kê mỗi ngày để biết số lượng cụ thể hàng thiếu hụt, các mặt hàng hư hỏng, sắp hết hạn để báo cáo với cấp trên và làm thủ tục đặt hàng. Đồng thời thực hiện các kế hoạch thanh lý hàng hóa.
Ngoài ra, nhân viên kho còn thực hiện các công việc khác như: dán tem, nhãn mác vào hàng hoá, lưu trữ hồ sơ, lập báo cáo và định kỳ phối hợp với các bộ phận khác kiểm kê kho hàng, thực hiện các công việc theo yêu cầu của cấp trên…
Các kỹ năng cần có của nhân viên kho
Nhân viên kho sẽ là người tiếp xúc và xử lý các vấn đề liên quan đến hàng hóa, vì thế họ phải có kỹ năng quản lý và sắp xếp hiệu quả. Để các mặt hàng được sắp xếp theo logic khoa học, đúng nơi quy định giúp việc kiểm tra dễ dàng hơn.
Kỹ năng làm việc nhanh nhạy và chuẩn xác là điều bắt buộc, bởi nhân viên kho sẽ thường xuyên làm việc với các loại giấy tờ và ghi chép các con số, do vậy cần phải cẩn thận và lưu thông tin chính xác. Bên cạnh đó, việc quản lý và kiểm kê hàng hóa rất cần sự nhanh nhạy và hiệu quả để tiếm kiệm thời gian mà không để xảy ra sai sót.
Giờ thì chúng ta đã biết một nhân viên kho làm gì trong các tổ chức sản xuất. Tuy đây không phải là công việc mới mẻ hấp dẫn đến nhiều người, nhưng lựa chọn công việc này bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kỹ năng. Hơn thế nữa, là rèn luyện phong cách làm việc cẩn trọng và tỉ mỉ.