Quản lý rủi ro là gì? Công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp

quan ly rui ro

Sau các cuộc khủng hoảng kinh tế khiến không ít các doanh nghiệp chao đảo và họ nhận thấy rằng tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro. Do vậy, nhiều lãnh đạo đã tiến hành xây dựng chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả.

Khi nhắc đến câu hỏi quản lý rủi ro là gì thì người ta sẽ nghĩ ngay đến các rủi ro trong vấn đề tài chính. Nhưng từ lâu việc quản lý rủi ro đã mở rộng các đối tượng khác giúp các doanh nghiệp có thể lường trước mọi nguy cơ. Thế nhưng, việc quản lý rủi ro mang tính chất vô hình, là sự kiện có thể diễn ra hoặc không diễn ra. Do vậy, khi quản lý rủi ro buộc các doanh nghiệp phải khéo léo và uyển chuyển.

Trong doanh nghiệp quản lý rủi ro là gì?

Quản lý rủi ro là một chiến lược được xây dựng để ngăn chặn và hạn chế các sự cố xảy ra cho doanh nghiệp. Trong đó, bao gồm các đối tượng rủi ro, biện pháp kiểm soát, cách thực hiện, phương tiện giải quyết rủi ro… Luôn đảm bảo không làm ảnh hướng đến các mục trong kế hoạch kinh doanh và sự tiêu hao các nguồn lực.

Việc đầu tiên là xác định các mối đe dọa bao gồm các yếu tố đến từ: con người(ảnh hưởng từ cá nhân, tổ chức), kế hoạch thực hiện (các vấn đề tài chính, gián đoạn chi phí, vấn đề về sản phẩm, thời gian thực hiện, trang thiết bị không đảm bảo, nguy cơ về phân phối), thương hiệu doanh nghiệp (danh tiếng trên thị trường, uy tín với đối tác), tự nhiên (thiên tai, thời tiết, tại nạn, bệnh tật), sự tác động từ chính trị (các chính sách pháp luật, thuế), tình hình kinh tế thế giới…

Điểm cốt lỗi trong quản lý rủi ro là việc xây dựng kế hoạch dự phòng gắn liền với thực tiễn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, để hành động ngay khi rủi ro xảy đến nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng đến mức thấp nhất. Đặc biệt, sử dụng nguồn lực để giải quyết rủi ro hợp lý, nghĩa là khi xác định được những nguy cơ, doanh nghiệp sẽ tiếp cận để giải quyết bằng chi phí dự phòng rủi ro và tránh tổn hại đến những nguồn lực khác.

Lợi ích của việc quản lý rủi ro

Kiểm soát dòng tiền: Việc quản lý rủi ro là công cụ phát hiện các vấn đề về tài chính, chỉ ra các chi phí phát sinh trong kế hoạch. Qua đó, giúp doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động đầu tư, loại bỏ những chi phí thừa thãi gây bất lợi cho doanh nghiệp.

Phát triển kinh doanh: Việc phân bổ các nguồn lực để giải quyết các rủi ro nhưng đồng thời cũng được sử dụng vào các hoạt động kinh doanh khác. Do đó, khi thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro thì doanh nghiệp mang về những nguồn lợi và cơ hội kinh doanh mới.

Quản lý doanh nghiệp: Là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp sắp xếp các thứ tự ưu tiên trong công việc để vận động các nguồn lực nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động liên tục và bền vững. Đồng thời tăng giá trị về tài chính, thương hiệu…

Ứng phó các tình huống: Việc xác định được rủi ro gây thiệt hại cho doanh nghiệp nhằm giúp các bộ phận có biện pháp giảm thiểu các nguy cơ về doanh thu, lợi nhuận. Ứng phó với môi trường biến động thông qua khả năng đo lường trước đó.

Tạo lòng tin: Một doanh nghiệp kinh doanh nếu lường trước mọi hậu quả xấu dẫn đến sẽ đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư. Vì đây là cơ sở để đánh giá mức độ tương quan giữa lợi nhuận và các rủi ro gặp phải.

Quản lý rủi ro cần lưu ý điều gì?

Liên hệ thực tiễn: Một trong các nguyên tắc quản lý rủi ro là phải xem xét các vấn đề diễn ra hiện tại trong doanh nghiệp thay vì sử dụng các kết quả điều tra rủi ro trước đó. Bởi theo nghiên cứu không có bất kỳ mối liên kết nào giữa những biến cố trong quá khứ và hiện tại. Nên khi giải quyết chúng nhà quản lý cần so sánh để đưa ra các khía cạnh khác biệt thì mới đề ra biện pháp đúng đắn và phù hợp.

Cập nhật tình hình liên tục: Những rủi ro là một tầng số biến hóa linh hoạt, do vậy doanh nghiệp cũng phải thường xuyên cập nhật để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Đồng thời, chú trọng đến những rủi ro được cho là không tưởng, tránh thái độ xem nhẹ chúng. Bởi quản lý rủi ro mang bản chất giải quyết các vấn đề từ lớn đến nhỏ mà nếu bỏ qua thì lý thuyết về rủi ro chỉ để tham khảo khi nguy cơ xảy đến.

Hiểu được quản lý rủi ro là gì thì các doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh phát triển phù hợp, tăng khả năng thành công và giảm các nguy cơ thất bại. Đây là một trong các nguyên tắc quản lý doanh nghiệp quan trọng để được đứng vững dù cho thị trường có biến động.