Những lưu ý khi đi phỏng vấn – Điều nào quan trọng nhất?

nhung luu y khi phong van

Việc được mời tham gia phỏng vấn mở ra cho bạn một cơ hội việc làm theo mong muốn. Thế nhưng, đây chỉ là bước khởi đầu và còn phải qua ải của nhà tuyển dụng. Vì thế, bạn cần lưu ý chuẩn bị trước khi tham gia phỏng vấn.

Phỏng vấn là một quá trình quan trọng giúp nhà tuyển dụng sàng lọc và chọn ra ứng cử viên phù hợp nhất. Có thể sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và để vượt qua họ bạn phải chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn xứng đáng với vị trí này. Vì thế hãy tìm hiểu kỹ những lưu ý khi đi phỏng vấn.

Chuẩn bị các thông tin cho cuộc phỏng vấn

Trong thời gian phỏng vấn các nhà tuyển dụng sẽ đặt ra câu hỏi cho bạn là điều hiển nhiên. Trong đó, chắc rằng sẽ có những câu liên quan đến công ty của họ hoặc bạn biết gì về công việc đang ứng tuyển. Để có thể đối đáp nhanh nhạy làm hài lòng các nhà tuyển dụng thì chúng ta phải tìm hiểu về thông tin của công ty và xem thật kỹ tin tuyển dụng.

Nếu bạn phỏng vấn ở một công ty không yêu cầu kinh nghiệm thì hẳn là họ sẽ không hỏi sâu về chuyên môn mà sẽ quan tâm đến thái độ học hỏi và kỹ năng của bạn. Nhưng chung quy những vấn đề sẽ liên quan đến công việc và thông tin cá nhân như: Em biết gì về công việc? Em có thể đáp ứng những yêu cầu công việc đưa ra? Mục tiêu của em là gì? Em có ưu nhược điểm nào?… Trái lại nếu vị trí công việc yêu cầu kinh nghiệm thì bạn phải chuẩn bị cho mình những hiểu biết nhất định về chuyên môn và các kỹ năng đặc biệt mà họ yêu cầu.

Nên lưu ý rằng việc đặt câu hỏi không phải dựa trên một kịch bản chung có sẵn mà mọi nơi sẽ có cách tuyển dụng khác nhau. Cũng có thể những câu hỏi sẽ khó khăn và lắt léo hơn nhưng bạn hãy thật bình tĩnh và chân thật trình bày, điều quan trọng là chúng ta khẳng định sẽ đáp ứng được nhu cầu công việc.

Ngoài ra, cần chuẩn bị sẵn câu trả lời, tuy nhiên không phải là theo kiểu trả bài mà bạn nên thể hiện một cách tự nhiên thoải mái. Và đừng quên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng theo chiều hướng quan tâm đến vị trí công việc và những gì liên quan đến công ty. Ví dụ như: Mục tiêu của công ty? Những kế hoạch sắp tới là gì? Những áp lực sẽ phải đối mặt và cơ hội nghề nghiệp của bạn.

Lưu ý đến hình thức khi đi phỏng vấn

Hãy tạo cho mình một cv chuyên nghiệp trong đó nêu đầy đủ thông chính xác và trung thực. Đặc biệt, lưu ý đến những phần quan trọng như: kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng… để nhà tuyển dụng dễ dàng xem xét. Nếu kỹ lưỡng hơn bạn hãy chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ các yêu cầu, để đảm bảo về mặt giấy tờ hành chính chúng ta không để thiếu sót bất kỳ chi tiết nào.

Một trong những lưu ý khi đi phỏng vấn là yếu tố trang phục. Việc ăn mặc lịch sự, cuốn hút sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều. Hãy tạo ấn tượng và nét xinh xắn bằng một ít trang sức, son phấn đối với nữ. Còn nam thì chúng ta nên mặc áo sơ mi đóng thùng, hoặc có thể thêm chiếc cà vạt cho trang trọng hơn theo đúng văn hóa của công ty.

Những cử chỉ cơ thể đôi khi ít được quan tâm nhưng trái lại thông qua một số điệu bộ đặc biệt này mà nhà tuyển dụng có thể đoán biết tâm trạng của bạn. Để xóa đi những nghi ngờ thì chúng ta nên thả lỏng người, trong lúc trò chuyện có thể sử dụng bàn tay để minh họa những gì bạn nói, ánh mắt nhìn thẳng tập trung và đặc biệt là không cúi đầu, ngó nghiêng lung tung.

Thể hiện cách ứng xử văn minh, lịch sự

Ngôn ngữ trình bày là phương tiện diễn đạt tạo sự chú ý của nhà tuyển dụng. Họ sẽ hài lòng hơn nếu ứng viên của mình là người có cách nói chuyện với chất giọng dễ nghe, lôi cuốn. Do vậy, bạn cần rèn luyện cho mình cách giao tiếp bằng lời nói từ khá sớm bởi điều này là cả quá trình chứ không phải một sớm một chiều là có thể thay đổi được.

Hành động cuối cùng tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng là hãy tỏ ra thái độ coi trọng và biết ơn cho buổi phỏng vấn. Chúng ta có thể đoán biết kết quả ngay sau đó, dù không khả quan là mấy nhưng cũng nên xin lời hẹn để biết kết quả. Cuối cùng gửi thư cám ơn đến người trực tiếp phỏng vấn bạn.

Bạn hãy xem thật kỹ những lưu ý khi đi phỏng vấn nêu trên vì đó là những vấn đề mà mọi người sẽ gặp phải. Tránh rơi vào trường hợp luống cuống, hoang mang khi gặp các tình huống khó xử. Vì có chuẩn bị tốt đến đâu nếu chúng ta không biết cách thể hiện sao cho hay thì cũng không thể tạo sự nổi bật.