Tiến sĩ Lê Thẩm Dương là ai? Vị tiến sĩ “gây cười”

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương là một trong những vị tiến sĩ có sức ảnh hưởng lớn với cộng đồng mạng không kém một ngôi sao showbiz. Bởi lối giảng dạy hài hước, vui nhộn nhưng không kém phần sâu sắc và ý nghĩa.

Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng cái tên Lê Thẩm Dương được nhắc đến như một thương hiệu giảng dạy uy tín và chất lượng. Trong đó, lối dẫn dắt của ông mang động lực và truyền cảm hứng tích cực đến nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu tiến sĩ Lê Thẩm Dương là ai? Và ở ông có những nét riêng biệt, độc đáo nào?

Thông tin về tiến sĩ Lê Thẩm Dương

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương sinh ngày 1/6/1960, quê gốc ở Hải Phòng nhưng sinh ra ở Phú Thọ. Ông tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc dân ngành tín dụng của Khoa Ngân hàng, sau đó tiếp tục học lên thạc sĩ và tiến sĩ tín dụng. Hiện nay, tiến sĩ Lê Thẩm Dương đang công tác tại trường  Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh và giữ chức vụ Trưởng khoa Quản trị kinh doanh.

Ông tham gia giảng dạy trực tiếp tại Trường ĐH Ngân hàng và các ngân hàng lớn như: Vietcombank, BIDV, Viettinbank… Ngoài ra, ông còn được thỉnh giảng tại các Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ, Học viện Kent, trung tâm CPE Đà Nẵng, ImPak…

Ngoài ra, ông còn giữ vai trò quan trọng trong các tập đoàn lớn như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Khatoco Khánh Hòa… Tham gia tư vấn tại Báo Tuổi trẻ, Hoàng Anh Gia Lai, Mai Linh… và thường xuyên trả lời trực tuyến trên Tuổi Trẻ online và Thanh niên online…

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương và những điều tạo nên sự khác biệt

Hiện nay, có một số bạn trẻ vẫn chưa biết đến tiến sĩ Lê Thẩm Dương là ai, bởi ông chuyên giảng dạy bên lĩnh vực tài chính, kinh tế. Thế nhưng, dần dần những câu nói về các chủ đề trong cuộc sống, hôn nhân, công việc đã tạo nên điểm nhấn trong các bài giảng và cũng là điểm khác biệt giúp hình ảnh của ông nhanh chóng lan tỏa đến nhiều người.

Ngôn ngữ giảng dạy thường mang phong cách giản dị, bình dân chính là yếu tố tạo nên sự gần gũi giúp nhiều người có cái nhìn thân thiện. Đặc biệt, là những câu nói mang đậm hình ảnh của con người ông như: “Khác biệt đừng để dị biệt”, “Cái gì mình ngu hãy biến nó thành phong cách”, “Chỉ nói về thất bại của mình khi đã thành công trở lại”, “Khôn đi với ngoan, đừng khôn mất dạy”.

“Mọi chuyện đều là chuyện nhỏ chỉ có lấy vợ là chuyện lớn”, “Cuộc sống khó hơn bạn nghĩ nhưng nó không khó nếu như bạn tư duy”, ”Nếu không làm cho mẹ chồng yêu hãy nhanh chóng làm cho mẹ chồng sợ, đừng cố hòa hợp vô ích”, “ Đời chỉ hoành tráng khi đóng nắp quan tài, chứ không hoành tráng như bạn nghĩ đâu”…

Sau khi xem Quyền lực ghế nóng nhiều người còn biết đến ông như một hiện tượng giải trí. Bởi có thể đây là vị tiến sĩ đầu tiên được đông đảo khán giả xem chương trình không phải vì những người trong giới showbiz mà vì có sự tham dự của ông. Những câu ví dụ bình thường nhưng không tầm thường, cùng với giọng nói khàn khàn, cực kỳ sâu sắc đã tạo ấn tượng đặc biệt với mọi người.

Những ấn phẩm trong sự nghiệp

Ngoài những giáo trình về lĩnh vực tín dụng ngân hàng thì tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã tạo ra những cuốn sách mang giá trị kiến thức và tạo động lực tích cực cho giới trẻ. Trong đó, ấn phẩm “Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công”, “Người truyền cảm hứng”,  “Hồi ký Lê Thẩm Dương” là những tác phẩm mang tính giáo dục, chia sẻ các khía cạnh trong sự nghiệp và đời sống xã hội giúp các bạn có cái nhìn tích cực hơn.

Ngoài ra, cuốn “Cẩm Nang Tuyển Sinh Đại Học – Cao Đẳng 2017” mang những thông tin bổ ích giúp các bạn học sinh định hướng nghề nghiệp và đưa ra lựa chọn thích hợp. Bên cạnh đó, là cuốn” Phân Tích Thị Trường Tài Chính” với những chia sẻ kiến thức về tài chính được biên soạn phù hợp với trình độ và nhận thức trong thị trường tài chính ở nước ta.

 

Nếu những ai chưa biết đến tiến sĩ Lê Thẩm Dương là ai thì đó là một điều thiếu sót. Bởi ngoài việc giảng dạy ngành nghề chuyên môn, ông còn là diễn giả mang đến nhiều kiến thức bổ ích giúp chúng ta định vị được bản thân trong xã hội. Với cách trao truyền tri thức theo phương pháp đổi mới rất được các bạn đón nhận nhiệt tình.

CV là gì? Tại sao phải viết CV?

CV là một hồ sơ tóm tắt lại những thông tin của một ứng viên, qua đó nhà tuyển dụng có thể biết được bạn là ai và bạn có phù hợp với công việc này hay không.

Là một người chuẩn bị bước chân vào thị trường việc làm, chắc bạn cũng đã ít nhiều biết được CV là gì, tại sao phải viết CV? Nhưng thực tế không phải ai cũng biết rõ được tầm quan trọng của một bản CV xin việc. Thông qua CV, nhà tuyển dụng có thể nhận bạn hoặc loại bạn ra khỏi danh sách phỏng vấn một cách dễ dàng.

CV là gì?

CV là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Curriculum Vitae, có nghĩa là sơ yếu lý lịch. Đây là một bản tóm tắt những thông tin cần thiết của ứng viên, bao gồm: thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm thành tích đã được đạt, các kỹ năng mềm, sở thích bản thân.

Tại sao phải viết CV?

Ngày nay, CV đóng một vai trò quan trọng như là một tấm vé “thông hành” giúp nhà tuyển dụng hiểu qua cũng như đánh giá sơ lược những ứng viên của mình. Thông qua đó, công ty có thể xem xét và lựa chọn ra những ứng viên phù hợp để đi đến vòng phỏng vấn. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng sẽ không có nhiều thời gian để tổ chức phỏng vấn cho tất cả ứng viên, thông qua bản CV, họ sẽ sàng lọc ra những nhân tố thích hợp với công việc nhất. Vì vậy, việc trình bày một CV đầy đủ, đẹp mắt và thu hút nhà tuyển dụng là rất quan trọng.

Trong tất cả các hồ sơ công việc, điều mà nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên không phải là chứng chỉ, bằng tốt nghiệp…mà đó là bản CV thật đầy đủ và thu hút. CV là hồ sơ đầu tiên giúp nhà tuyển dụng và công ty nhận diện ra bạn trong hàng ngàn hồ sơ của các ứng viên khác. Vì thế ở bước đầu tiên trong quá trình tìm việc bạn lưu ý phải chuẩn bị thật chi tiết và kỹ lưỡng để có thể làm nổi bật bản thân và nhận được một cơ hội phỏng vấn tại công ty.

Hơn thế, CV là một hồ sơ mà bạn có thể trình bày tất cả những điều về bản thân cũng như thiết kế theo ý tưởng của mình, mà không bị bó buộc về công ty hay bất kỳ yếu tố nào khác. Việc chăm chút cho hồ sơ của mình được đẹp mắt nhất đó là cũng là cách bạn tạo ấn tượng và “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng.

Những lưu ý cơ bản khi viết CV

Không nên trình bày quá dài hoặc quá ngắn

Một CV trình bày quá dài sẽ gây mất thời gian của nhà tuyển dụng, họ sẽ không đọc hết và bỏ sót thông tin của bạn. Ngược lại một CV quá ngắn và không đầy đủ thông tin sẽ khiến họ không biết bạn là ai, bạn nổi bật như thế nào so với những ứng viên khác, và khả năng bạn bị loại là khá cao.

Độ dài tốt nhất của một CV khoảng từ 1 – 2 trang giấy A4. Trong đó, bạn nên trình bày một cách ngắn gọn và súc tích, tránh viết dài dòng lan man vì người tuyển dụng chắc chắn sẽ bỏ qua những CV quá dài dòng. Bên cạnh đó, bạn không nên sử dụng những từ ngữ quá khoa trương hay đề cao bản thân, thay vào đó hãy viết những từ cơ bản nhưng mang đầy đủ ý nghĩa.

Chú ý đến chính tả và ngữ pháp

Đây là những lỗi cơ bản mà rất nhiều ứng viên mắc phải, khiến bạn mất điểm trầm trọng trong mắt nhà tuyển dụng. Một CV viết sai chính tả quá nhiều hoặc sai ngữ pháp câu cho thấy bạn là một người thiếu chuyên nghiệp và không cẩn thận trong công việc. Đây là những lỗi khiến nhà tuyển dụng sẽ loại ứng viên “thẳng tay”.

Trình bày những điều mà nhà tuyển dụng cần

Không phải tất cả mọi thông tin về bạn cũng đều được kể hết trong CV. Hãy biết chọn lọc những thông tin phù hợp và hữu ích mà nhà tuyển dụng muốn biết ở bạn. Đừng quá tham lam khi viết quá nhiều về bản thân nhưng những điều đó không liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển, điều này sẽ là một điểm trừ khi người phỏng vấn đọc đến CV của bạn. Hãy tập trung viết những điều “sáng giá” nhất về bản thân trong CV của mình.

Rõ ràng, CV là một bản hồ sơ thật sự quan trọng và cần thiết khi bạn ứng tuyển công việc ở bất cứ đâu. Vì thế hãy luôn chăm chút cho CV của mình thật chuyên nghiệp và đầy đủ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tích góp cho mình nhiều kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc để làm đẹp bạn CV của mình về mặt nội dung nhé!

Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng là định hướng của mỗi người trong tương lai. Mục tiêu rõ ràng và cụ thể sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Bạn làm việc trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng? Bạn đã đặt ra mục tiêu nghề nghiệp riêng cho mình chưa? Có được định hướng cho bản thân là rất quan trọng giúp bạn biết được mình muốn gì và mình cần phải làm gì nhằm đạt được những hiệu quả cao cũng như thăng tiến trong công việc.

Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng là gì?

Ngày nay, chăm sóc khách hàng là một bộ phận rất quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Bộ phận này đảm nhiệm công việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhằm giải đáp mọi thắc mắc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi họ sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Hơn hết, bộ phận chăm sóc khách hàng  được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm nhằm gia tăng vị thế cạnh tranh trong thị trường khắc nghiệt như hiện nay.

Bởi thế, doanh nghiệp rất chú trọng trong công tác lựa chọn các ứng viên có tiềm năng và có tố chất để phát triển được công việc chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Những ứng viên khi muốn làm việc trong lĩnh vực này, đòi hỏi bạn phải có một mục tiêu lâu dài để theo đuổi công việc cũng như rèn luyện các kỹ năng cần có để trở thành một nhân viên chăm sóc khách hàng tốt trong công ty. Chẳng hạn, bạn có thể đưa ra mục tiêu như sau:”Tôi muốn trở thành trưởng phòng chăm sóc khách hàng ở công ty năng động, có một môi trường làm việc tốt. Bên cạnh việc sử dụng những kỹ năng giao tiếp, đàm phán để thuyết phục khách hàng, tôi còn mong muốn trở thành một nhà quản lý giỏi”.

Đặt ra mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng quan trọng như thế nào?

Trong công việc cũng như trong cuộc sống, việc đặt ra những mục tiêu nghề nghiệp thật sự rất quan trọng. Có được mục tiêu giúp bạn có được một định hướng để phấn đấu, qua đó, bạn biết được bản thân muốn gì, cần gì và phải làm thế nào để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Bên cạnh đó, mục tiêu nghề nghiệp cũng là một nội dung rất quan trọng trong CV và cũng là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn được nghe ứng viên trả lời. Thông qua mục tiêu của bạn, người phỏng vấn sẽ biết được bạn có phù hợp với công ty hay không, những định hướng tương lai của bạn có giống với lộ trình mà doanh nghiệp đã đặt ra cho nhân viên hay không. Nếu mục tiêu của bạn giống với vị trí công việc hay mục tiêu của công ty thì khả năng bạn được trở thành nhân viên chính thức của công ty khá cao.

Lưu ý khi đặt mục tiêu nghề nghiệp

Đặt mục tiêu phải rõ ràng

Khi đặt mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng, bạn nên lưu ý đưa ra định hướng của mình một cách rõ ràng và cụ thể. Tránh trường hợp đặt mục tiêu quá chung chung, điều này sẽ khiến bạn mất điểm với nhà tuyển dụng. Hơn thế, bạn phải viết định hướng của mình một cách chi tiết, việc này sẽ giúp bạn biết được hướng đi của mình cũng như tự tạo động lực cho bản thân. Ngoài ra, một điều lưu ý là bạn phải đưa ra mục tiêu nghề nghiệp của mình thật khả thi, không được khoa trương hay nói những điều mình không thể làm được. Một mục tiêu vượt ra ngoài khả năng cũng sẽ khiến bạn rất dễ chán nản và bỏ cuộc.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên đưa ra một mục tiêu quá dài dòng, chỉ cần viết đúng và đủ những kế hoạch cho bản thân mình.

Đưa ra kế hoạch để đạt được mục tiêu

Sau khi đã có mục tiêu cho nghề nghiệp của mình, tiếp theo là bạn phải lập ra một kế hoạch cụ thể để thực hiện. Trong bản kế hoạch này, bạn nên viết ra chi tiết công việc mà mình cần phải làm cũng như những kỹ năng mà bản thân cần phải trau dồi để có thể thăng tiến trong công việc cũng như đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra. Đối với lĩnh vực chăm sóc khách hàng, kỹ năng giao tiếp và đàm phán là rất quan trọng mà bạn cần phải liên tục học hỏi và rèn luyện mỗi ngày. Hơn thế, bạn cũng cần xác định những trở ngại mà bản thân gặp phải để tự tạo động lực cho chính mình và đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.